Build EFI with HeaVN OC Builder

Nếu các bạn cảm thấy việc build EFI bằng tay quá rườm ra thì có thể đọc guide này.

Tool được build và bản quyền thuộc về HeaVN

Nhìn chung tool này build EFI khá chuẩn.

Chuẩn hơn nhiều so với newbie buid, cũng như một số bác chưa có kinh nghiệm nhiều

Chú ý

Ở thời điểm viết bài HeaVN OC Builder đang ở thời điểm beta.

Do đó nếu có bất cứ lỗi gì xin vui lòng nhắn tin trực tiếp với mình nhé:

  • SĐT: 0838953358

  • Mail: hoanglongvonguyen@gmail.com

Chuẩn bị

B1: Tải tool sau

B2: Cài đặt python

B3: Cài đặt pip3

Cách cài đặt pip3

Hướng dẫn chi tiết cài đặt pip3 trên Windows

Bước 1: Cài đặt Python 3

  1. Tải Python:

  2. Cài đặt Python:

    • Chạy tệp cài đặt Python đã tải về.

    • Chọn tùy chọn "Add Python to PATH" (thêm Python vào biến môi trường PATH).

    • Nhấn "Install Now" để bắt đầu cài đặt.

Bước 2: Kiểm tra cài đặt Python và pip

  1. Mở Command Prompt:

    • Nhấn Windows + R, gõ cmd, và nhấn Enter.

  2. Kiểm tra Python:

    python --version
    • Lệnh này sẽ hiển thị phiên bản Python đã cài đặt.

  3. Kiểm tra pip:

    pip --version
    • Lệnh này sẽ hiển thị phiên bản pip đã cài đặt. Nếu pip đã được cài đặt cùng với Python, bạn sẽ thấy thông tin phiên bản của pip.

Bước 3: Cài đặt pip (nếu chưa có)

  1. Tải tệp get-pip.py:

  2. Chạy tệp get-pip.py:

    • Mở Command Prompt và điều hướng đến thư mục chứa tệp get-pip.py.

    cd path\to\your\folder
    • Chạy tệp get-pip.py:

    python get-pip.py

Bước 4: Kiểm tra cài đặt pip3

  1. Kiểm tra phiên bản pip3:

    pip3 --version
    • Lệnh này sẽ xác nhận rằng pip3 đã được cài đặt thành công trên hệ thống của bạn.

Sử dụng pip3 để cài đặt các gói Python

  1. Cài đặt một gói Python:

    pip3 install package_name
  2. Nâng cấp một gói Python:

    pip3 install --upgrade package_name
  3. Gỡ cài đặt một gói Python:

    pip3 uninstall package_name

Với hướng dẫn này, bạn đã có thể cài đặt pip3 trên Windows và bắt đầu quản lý các gói Python một cách dễ dàng.

B4: Tìm hiểu chi tiết về phần cứng của bạn

Xem chi tiết tại đây

Tìm hiểu rõ hơn về phần cứng xem tại đây

B4: Chạy file install.bat

Như này là cài đặt thành công nhé

Tiến hành

Đọc thật kỹ nhé

Tool sẽ tối ưu theo từng thiết bị do đó tuỳ vào phần cứng của bạn mà tool sẽ hiển thị khác nhau

Do đó không cần lo lắng nếu tool của bạn không giống như trong hệ thống nhé

B1: Chạy file main.bat

Đây là giao diện chính nhé

B2: Chọn thế hệ cpu của bạn

Trong ví dụ tôi sẽ chọn Coffee Lake

B3: Chọn loại thiết bị của bạn

Tức là bạn đang dùng:

  • Nuc

  • Laptop

  • Desktop

Ở ví dụ này mình sẽ dùng Desktop

B4: Tiếp theo chọn xem bạn có DGPU không

Nếu có thì ấn y

Nếu không thì ấn n

B5: Chọn loại DGPU của các bạn

Ở ví dụ này mình sẽ chọn AMD

B6: Chọn loại AMD GPU của bạn

Chỉ hiện ra khi ở B5 bạn chọn AMD

B7: Chọn loại ổ cứng của bạn

Chú ý:

Nếu như trong danh sách có danh sách ổ cứng của bạn thì xin chia buồn ổ cứng này không được Support

Nếu không có hãy chọn other

B8: Chọn giao thức ổ cứng của bạn

Ở ví dụ này mình sẽ chọn AMD

B9: Chọn card wifi của bạn

B10: Chọn card lan của bạn

B11: Chọn version MacOS bạn muốn cài

Chú ý:

Các version MacOS hiển thị trên tool là các phiên bản MacOS hỗ trợ phần cứng của bạn

Không tính trường hợp sử dụng OpenCore legacy patcher

B12: Chọn loại OpenCore Pkg mà bạn muốn cài đặt

Chú ý:

  • OpenCore standard: là bản OpenCore chính thức

  • Opencore NO ACPI: là bản OpenCore mod giúp tránh inject ACPI

    • Giúp dễ dàng Dualboot

Như vầy là đang build rồi nha

Do tool download bản mới nhất của kext và OC nên tốc độ build phụ thuộc vào tốc độ internet nhà bạn

Như này là build xong rồi nhé

Lướt lên trên để đọc những gì tool đã làm nha

Sau khi build xong file EFI sẽ nằm trong

\heavietnam_OC_builder\scripts\extra\X64

Một số Lưu ý

Cần chú ý do trong config mình đã thêm sẵn path của kext USBTBMAP.kext nên bạn bắt buộc phải map usb trước khi sử dụng

  • Map USB chi tiết tại đây

  • Hoặc bạn cũng có thể snapshot chi tiết tại đây

    • Chỉ cần khi bạn không map usb

Lưu ý cho RX 6600XT và RX 6600:

Đối với các bạn sử dụng card này thì khi boot nếu gặp tình trạng màn đen hoặc gặp tình trạng bị reset

Ở đây đang nói bị reset ở giai đoạn sau khi load GPU

Để hiểu rõ bạn đang boot ở giai đoạn nào xem chi tiết tại đây

  • Xoá những boot-arg -v debug=0x100 keepsyms=1

  • Setting những dòng sau trong Misc -> Debug

    • AppleDebug = False

    • ApplePanic = False

    • DisableWatchDog = True

    • Target = 0

Dùng propertree chạy dưới quyền admin để chỉnh những dòng config sau nhé

Nếu bạn gặp lỗi [EB|#LOG:EXITBS:START]

Chỉnh SetupVirtualMap thành True hoặc thành False

Tuỳ theo trạng thái của dòng đó trong config

  • True --> False

  • False --> True

Cuối cùng nhớ chỉnh bios của bạn

Full hướng dẫn bios tại đây

Đặc biệt chú ý dòng Resizable BAR Support

Tuỳ thuộc vào giá trị dòng này trong bios mà chỉnh lại dòng này trong config thay từ 0 --> -1 và ngược lại

Nếu trong quá trình cài đặt có bất cứ lỗi nào bạn có thể tham khảo cách fix lỗi ở đây

  • Tìm hiểu về quá trình cài đặt

    • Các kiến thức cơ bản và các lỗi đặc trưng trong quá trình cài đặt

  • Boot issue

    • Các vấn đề gặp phải từ khi khởi động usb cho đến trước khi chọn option boot macos

  • Kernel issue

    • Các vấn đề gặp phải khi chọn option boot macos ở picker cho đến khi vào giao diện cài đặt

  • Userspace Issue

    • Các vấn đề gặp phải sau khi qua giai đoạn boot kernel tới màn hình hello của MacOS

  • Bigsur issue

    • Các lỗi đặt trưng ở bigsur trở lên

  • Propertree issue

    • Các vấn đề gặp phải khi sử dụng propertree

Và giờ thì tận hưởng thôi 😄

Last updated